Cách bảo quản tinh dầu thiên nhiên tốt nhất để sử dụng lâu dài

Tinh dầu có tác dụng thư giãn, thanh lọc không khí, chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị một số bệnh,… Nhưng tinh dầu cũng rất dễ mất mùi, bị giảm tác dụng trị liệu nếu tiếp xúc với không khí, ánh sáng mặt trời,…. Vì vậy việc bảo quản, lưu trữ tinh dầu đúng cách là rất cần thiết.

A. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu khi bảo quản

1. Không khí

Ôxy trong không khí thay đổi thành phần hóa học của một loại tinh dầu bằng cách phản ứng với một số thành phần trong tinh dầu. Tất nhiên, không khí không đẩy nhanh sự bay hơi, làm hết lượng tinh dầu mà chỉ thay đổi thành phần của tinh dầu. Sự thay đổi về thành phần khiến tinh dầu không còn tính chất trị liệu như ban đầu và có tác dụng tiêu cực đến tinh dầu của bạn.

Một nghiên cứu cho thấy 66,4% lượng monoterpene có trong tinh dầu chanh tươi Lemon mất đi sau 12 tháng khi tiếp xúc với không khí hàng ngày. Khi giảm số lần tiếp xúc với không khí xuống thì sự ảnh hưởng đến tinh dầu cũng được giảm xuống tối thiểu.

2. Nhiệt độ

Nhiệt độ là thủ phạm lớn nhất trong quá trình ô xi hóa tinh dầu và làm tinh dầu bay hơi nhanh hơn. Tinh dầu không chỉ cần bảo quản mát mà còn cần duy trì nhiệt độ ổn định, giúp tăng tuổi thọ của tinh dầu lên đáng kể. Nhiệt độ lý tưởng nhất để bảo quản tinh dầu là từ 2 – 5 °C. Tất cả các loại tinh dầu đều cần được bảo quản ở nhiệt độ mát và tránh biến động nhiệt độ.

3. Ánh sáng

Các tia UV trong ánh sáng làm phá vỡ các phân tử, thúc đẩy hình thành các gốc tự do gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Khi tinh dầu tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím một số chất trong tinh dầu tăng lên và một số chất giảm đi đáng kể.

4. Thời hạn sử dụng của tinh dầu

Tùy thuộc vào họ hóa học trong thành phần mà tinh dầu thiên nhiên có tuổi thọ riêng. Họ hóa học không chỉ mang đến tác dụng trị liệu của tinh dầu mà còn là thước đo hạn sử dụng trung bình của các loại tinh dầu. Các họ hóa học của thành phần tinh dầu bao gồm: sesquiterpene, sesquiterpenol, monoterpene, monoterpenol, este, ete, aldehyde, xeton, phenol và oxit.

B. Hướng dẫn cách bảo quản tinh dầu thiên nhiên tốt nhất để sử dụng lâu dài

1. Chọn chai lọ đựng đúng quy cách

Phụ kiện tinh dầu gồm chai lọ màu hổ phách, nắp nhựa đen và nút nhỏ giọt đúng quy cách.

Chọn chai lọ thủy tinh màu tối (màu hổ phách, xanh coban, xanh lá, tím…) để tránh tinh dầu bị ảnh hưởng bởi ánh sáng và làm biến dạng chai nhựa gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu.
Nắp nhựa vặn kín rất tốt để đảm bảo tinh dầu không bị bay hơi. Vặn chặt nắp sau mỗi lần sử dụng để giảm sự tiếp xúc của tinh dầu với không khí.

2. Bảo quản ở nhiệt độ phòng

Trường hợp bảo quản tinh dầu trong điều kiện nhiệt độ phòng cần tránh tiếp xúc với nơi có nhiệt độ quá cao, tránh xa các nguồn nhiệt như lửa, bếp lò,… hay trong xe vào mùa hè, trên cửa sổ. Đặc biệt là phòng tắm, nơi có biến động nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến chất lượng của tinh dầu.

3. Bảo quản trong tủ lạnh

Ngăn mát của tủ lạnh là không gian hoàn hảo để bảo quản tinh dầu vì:

Nhiệt độ mát mẻ, tối ưu là từ 2 đến 5 độ C.
Nhiệt độ ổn định, không có biến động nhiệt.
Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Giảm cơ hội tiếp xúc với không khí.

Đừng lo lắng nếu một số loại tinh dầu (hoa hồng Rose) đông lại ở nhiệt độ tủ lạnh, vì chúng sẽ trở lại trạng thái lỏng sau khi được lấy ra khỏi tủ lạnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Lưu ý: Không được cho tinh dầu vào ngăn đá tủ lạnh, khi đóng băng tinh dầu có thể bị giảm chất lượng hoặc bị hỏng. Cần bỏ tinh dầu vào túi zip hoặc túi kín trước khi đặt vào tủ lạnh để tránh tình đồ ăn bị ám mùi.

4. Sử dụng chai lọ nhỏ

Chọn chai lọ chứa có kích cỡ phù hợp với lượng tinh dầu cần bảo quản để giảm thiểu sự tiếp xúc của tinh dầu với ôxy trong không khí. Nếu bạn thường mua tinh dầu chai 10ml, hãy chia chúng thành hai chai 5ml và điều này sẽ bảo vệ một chai khỏi oxy hóa lâu hơn.
co nen bao quan tinh dau trong tu lanh
Có nên bảo quản tinh dầu trong tủ lạnh không?

5. Chọn nắp nhỏ giọt thay cho ống nhỏ giọt cao su

Dùng nắp nhỏ giọt bằng nhựa thay vì nắp ống nhỏ giọt cao su. Tuy ống nhỏ giọt cao su rất tiện lợi nhưng chúng dễ biến dạng, phân hủy bởi tinh dầu trong thời gian ngắn. Thậm chí có thể rò rỉ xuống tinh dầu và làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu.

Đặc biệt chọn nắp nhỏ giọt được làm bằng chất liệu nhựa có thể chịu được việc tiếp xúc trực tiếp với các loại tinh dầu. Nắp nhỏ giọt là nắp phụ, nằm bên trong nắp vặn, đóng vai trò là ống nhỏ giọt tích hợp với làm giảm tốc độ bay bơi của tinh dầu.

6. Chọn nơi bảo quản tránh ánh sáng mặt trời

Bảo quản tinh dầu ở bất cứ vị trí nào có thể tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp như ngăn tủ, phòng ngủ,…. Bởi vì ánh sáng mặt trời sẽ làm quang hóa, giảm chất lượng tinh dầu. Tốt nhất là nơi khô mát, nhiệt độ điều chỉnh tốt.

7. Bảo quản trong hộp kín

Cách bảo quản tinh dầu thiên nhiên tốt nhất để sử dụng lâu dài chính là lưu trữ tinh dầu trong hộp kín. Hộp kín giúp cách nhiệt, giảm tác dụng tiêu cực của việc biến động nhiệt, ánh sáng và không khí. Đặc biệt nếu bạn có một bộ sưu tập tinh dầu của riêng mình hãy cân nhắc đến việc có một hộp riêng để lưu trữ chúng. Hãy để hộp tinh dầu của bạn ở nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời.

8. Tránh những bề mặt dễ bị hư hại

Không nên để tinh dầu trên các bề mặt như: sơn, đánh bóng, plastic.. vì tinh dầu có thể làm ố, loang lổ và hỏng các bề mặt này.
han su dung cua tinh dau
Nguyên tác chung khi bảo quản tinh dầu là tránh ánh sáng, nhiệt độ cao – biến động và tiếp xúc không khí.

C. Thời hạn sử dụng khi bảo quản tinh dầu pha loãng

Thời hạn sử dụng của tinh dầu không chỉ cần bảo quản đúng cách mà còn liên quan đến hạn dùng riêng của từng loại tinh dầu nguyên chất, tinh dầu pha loãng. Nên ghi ngày tháng mở nắp chai, pha tinh dầu với dầu nền để kiểm tra hạn dùng, bảo quản tốt hơn.